Các chỉ số về khả năng sinh lợi của doanh nghiệp
Khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp (DN), việc phân tích các chỉ số về khả năng sinh lợi (KNSL) là một việc rất quan trọng. Thông qua việc phân tích các chỉ số về KNSL có thể đánh giá được hiệu quả hoạt động của DN.
- Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu:
Để đánh giá KNSL của vốn chủ sở hữu (VCSH), DN tiến hành tính toán chỉ tiêu sức sinh lợi của VCSH (Return on equity - ROE). Sức sinh lợi của VCSH là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị VCSH đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế và được xác định theo công thức:

Trị số của ROE càng cao, chứng tỏ DN sử dụng có hiệu quả VCSH và do vậy càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Hơn nữa, trị số này lớn còn cho thấy năng lực của bộ phận quản lý trong việc cân đối một cách hài hòa, hợp lý giữa VCSH với nợ phải trả để vừa đảm bảo an ninh tài chính, vừa khai thác được lợi thế cạnh tranh của DN trong quá trình huy động và sử dụng vốn, mở rộng quy mô kinh doanh.
Ví dụ: Tính chỉ số ROE của Công Ty Dịch Vụ Báo Cáo Thuế (DVBCT) năm 2018
Bước 1: Xác định chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế. Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, ta lấy lợi nhuận sau thuế của dịch vụ báo cáo thuế năm 2018 là 0,5 tỷ đồng
Bước 2: Xác định chỉ tiêu vốn chủ sở hữu bình quân. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế phản ánh kết quả kinh doanh của cả năm 2018. Do đó, nếu chỉ lấy vốn chủ sở hữu tại thời điểm 31/12/2018, sẽ không phản ánh đúng bản chất thay đổi về vốn của công ty trong cả một năm. Ở bước này, ta sử dụng VCSH đầu kì và cuối kì để tính VCSH bình quân cho cả năm 2018 theo công thức sau đây
Vốn chủ sở hữu bình quân = (VCSH đầu kì + VCSH cuối kì) / 2 = (3+4)/2 = 3,5 tỷ
Bước 3: Tính chỉ số ROE: thay số liệu vào công thức tính
ROE = Lợi nhuận sau thuế / VCSH bình quân = 0,5 tỷ/3,5 tỷ = 0,14 tỷ (tưởng đương 14%)
- Khả năng sinh lợi của vốn đầu tư:
Để đánh giá KNSL của vốn đầu tư, DN tiến hành tính toán chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn đầu tư. Sức sinh lợi của vốn đầu tư (Return on investment capital - ROC) là chỉ tiêu phản ánh một đơn vị vốn đầu tư của chủ sở hữu đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Đây là chỉ tiêu được các nhà đầu tư quan tâm hàng đầu vì họ muốn biết số lợi nhuận mà họ thực sự thu được là bao nhiêu khi đầu tư góp vốn vào công ty. Trị số của chỉ tiêu này càng lớn, hiệu quả kinh doanh của DN càng cao, càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Chỉ tiêu sức sinh lợi của vốn đầu tư được xác định theo công thức:

- Khả năng sinh lợi của tổng tài sản:
Để đánh giá KNSL của tổng tài sản, DN tiến hành tính toán chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản. Sức sinh lợi của tài sản (Return on Total Assets - ROA) là chỉ tiêu cho biết một đơn vị tài sản bình quân đưa vào kinh doanh đem lại mấy đơn vị lợi nhuận sau thuế. Trị số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả kinh tế của việc sử dụng tài sản càng cao và ngược lại. Chỉ tiêu này được tính theo công thức:

Ví dụ: Có 2 công ty đều kinh doanh về dịch vụ kế toán trọn gói và dịch vụ báo cáo thuế gọi tắt là A và B
- Công ty A có nợ phải trả là 5 tỷ và vốn chủ sở hữu là 20 tỷ;
- Công ty B có nợ phải trả là 15 tỷ và vốn chủ sở hữu là 10 tỷ.
- Lãi ròng thu được trong năm là: 10 tỷ đồng (A, B có lãi như nhau)
- Tổng tài sản là 25 tỷ đồng (A, B có tổng tài sản đưa vào kinh doanh như nhau)
Như vậy: ROA = Lãi ròng / Tổng tài sản = 10 tỷ / 25 tỷ = 40%
Nói cách khác là cứ 10 đồng tài sản sử dụng cho kinh doanh thì sẽ thu được 4 đồng lãi/năm
( Vậy cả 2 công ty dịch vụ kế toán trọn gói và dịch vụ báo cáo thuế sử dụng tài sản để kinh doanh tốt như nhau).